Hoa atiso, chắc chắn bạn đã từng nghe và quen hơn nữa đó là nhìn thấy loài hoa này rồi. Thực tế thì hoa atiso cũng rất phổ biến hiện nay bởi ý nghĩa và những công dụng mà nó mang lại. Để hiểu rõ hơn về hoa atiso thì bạn đọc hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.
Đặc điểm của cây atiso
Các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bông hoa atiso ở mọi nơi. Nhưng để có được những bông hoa ấy thì không thể không kể đến loại cây này. Vậy cây atiso có đặc điểm gì?
Nếu đã tìm hiểu về atiso thì chắc các bạn cũng biết, đây là một trong những loại cây thảo lớn, thường có kích thước trung bình từ 1.6-2.3m. Cây mọc thẳng đứng, xung quanh là các khía dọc theo thân, bên ngoài thân cây được phủ một lớp lông trắng.
Về đặc điểm của lá thì lá atiso khá to, chiều dài trung bình của lá từ 50-90cm, các lá thường mọc so le nhau, phiến lá có thùy sâu, có răng cưa nhưng không đều, mặt dưới của lá có một lớp lông trắng, mặt trên có màu xanh lục, cuống lá to.
Về hoa thì hoa atiso thường được mọc thành từng cụm lớn, có hình bầu, đế có lông tơ bao phủ xung quanh, hoa thường mọc ở phía đầu ngọn cây. Thông thường, hoa atiso có hai màu cơ bản là màu đỏ và màu tím nhạt, mang toàn hoa có hình ống. Không chỉ cho hoa mà cây atiso còn cho quả. Quả của nó có màu nâu sẫm, mào có lông trắng, quả atiso thường nhẵn bóng và không có vết nhăn.
Ngoài những đặc điểm trên thì atiso còn được biết đến là loài cây trồng lâu năm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình. Cây đặc biệt thích hợp với những vùng có khí hậu mát mẻ, ôn hòa và có nhiều độ thấp.
>>Xem ngay hoa hồng đẹp nhất thế giới tặng người yêu
Các giống chính của atiso
Atiso không chỉ có một loại mà thực tế, qua tìm hiểu thì chúng tôi biết được rằng hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống chính về atiso như:
– Dạng chuyên bông: giống này có đặc điểm là cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn. Giống atiso dạng chuyên bông này được trồng với mục đích chính là thu hoạch bông nên cây cho năng suất bông cao, chất lượng ngon.
– Dạng chuyên lá: với giống atiso chuyên lá này thì cây có đặc điểm là: cao, tán lá rộng, lá lớn và trong lá thường có hoạt chất cynarin cao, mật độ cây trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Một trong những mục đích trồng của cây atiso dạng chuyên lá này là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.
– Dạng trung gian giữa bông và lá: thật bất ngờ khi atiso có giống cây như vậy. Với cây có dạng trung gian này thì chiều cao và tán cây đều ở mức độ trung bình. Cây trồng có thể được sử dụng với cả hai mục đích là thu hoạch bông và thu hoạch lá giống như chính tên gọi của nó.
Thành phần dinh dưỡng của hoa atiso đỏ
Nói về atiso đỏ thì có thể nói rằng đây là một loại dược phẩm bởi nó mang đến rất nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe. Vậy để có được những công dụng ấy thì thành phần dinh dưỡng có trong bông hoa atiso đỏ gồm những gì?
Trong atiso đỏ có chứa: thành phần các axit và protein, vitamin C cùng với rất nhiều các chất có tính kháng sinh. Ngoài ra, đối với hạt atiso đỏ thì trong thành phần của nó có chứa: 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ và 7% chất khoáng. Một con số hứa hẹn sẽ mang đến nhiều công dụng bất ngờ mà chúng ta không thể ngờ tới.
Ý nghĩa của hoa atiso
Hoa atiso được rất nhiều người biết đến. Ngoài những công dụng mà loài hoa này mang lại ra thì rất nhiều người tò mò muốn tìm hiểu xem về ý nghĩa thì hoa atiso tượng trưng cho điều gì? Và đó chính là một tương lai đủ đầy, một tình yêu hạnh phúc. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy?
Ý nghĩa của hoa atiso được bắt nguồn từ câu chuyện nói về những cơn mưa rả rích kèm theo đó chính là đặc sản kẹt xe giờ tan tầm. Cơn mưa đó cũng chính là lời chào tạm biệt mùa hè và để đón chào mùa mới. Mùa thu – một mùa nhẹ nhàng, lãng mạn đã đi vào thơ ca cùng với những bản nhạc du dương khiến bao người sau đắm. Và mùa thu cũng chính là mùa cưới trong năm.
Điểm danh các tác dụng của hoa atiso đỏ
Khi nhắc đến hoa atiso đỏ thì có lẽ điều gây ấn tượng nhất đối với mọi người đó chính là công dụng của loài hoa này. Vậy những công dụng đó là gì?
– Hoa atiso có tác dụng tuyệt vời trong viêc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan nhờ vào công dụng dọn sạch các độc tố có trong gan.
– Chức năng hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu một cách tự nhiên, cải thiện các chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích cho gan. Với những tác dụng trên thì hiện nay, rất nhiều người già đã và đang sử dụng hoa atiso bởi nói có tác dụng giúp nhuận tràng, không ra tiêu chảy và đặc biệt cũng không gây ra các tác dụng phụ khác.
– Một trong những thành phần quan trọng có trong hoa atiso đỏ là: cynarin và silymarin. Có thể bạn chưa biết nhưng kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai chất này chính là những chất chống oxy rất tốt cho gan. Ngoài ra, một kết quả khác còn chỉ ra rằng hai thành phần trên còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Không chỉ hiện nay mà ngay từ thời xưa, nhiều người đã sử biết cách sử dụng hoa atiso để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan hiệu quả.
– Không chỉ tốt cho sức khỏe mà atiso còn có tác dụng giúp làm đẹp da. Bởi chắc nhiều người cũng đã biết, việc da xấu hay đẹp cũng tùy thuộc một phần vào mức độ khỏe hay yếu của gan. Không chỉ có hương thơm, vị đậm đà mà việc sử dụng trà hoa atiso hàng ngày sẽ giúp bạn có được một làn da mịn màng, tươi sáng. Tất cả là nhờ vào tác dụng giải độc tố, giải nhiệt, mát gan, chống khô ráp nên da sẽ trở nên đẹp hơn.
– Với hoa atiso đỏ thì người ta thường dùng loại này để ép thành dầu. Dầu này có tác dụng kháng khuẩn Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Coryne bacterium pyogenes…. và kháng một số các loại nấm như: Cryptococcus, Trychophyton, Aspergillus…..
– Không chỉ hoa mà ngay cả phần đài hoa atiso đỏ cũng có tác dụng làm giãn cơ trơn tử cung, chống co thắt cơ trơn, điều trị viêm họng, ho, giảm huyết áp và đặc biệt là có tính kháng sinh. Với công dụng này thì rất nhiều người đã sử dụng đài hoa atiso để nhai, ngậm giúp điều trị ho và viêm họng một cách hiệu quả.
– Đài và lá hoa atiso có tác dụng làm chất lợi tiểu, nhuận gan. Để chứng minh được công dụng này thì người ta đã thử nghiệm bằng cách tiêm vào con mèo dịch nước được chiết từ đài hoa atiso đỏ. Và kết quả cho thấy là huyết áp ở con mèo được giảm rõ rệt.
– Sử dụng đài hoa để hãm nước uống. Nước uống này có tác dụng lọc máu, lợi mật, lợi tiểu, kích thích nhu động ruột, giảm áp suất mạch, nhuận tràng và kháng khuẩn. Ngoài phần đài ra thì lá cây hoa atiso cũng có tác dụng làm mát, an thần, lợi tiểu.
– Không chỉ được dùng để pha trà mà lá atiso còn được dùng để chế biến món ăn có vị chua thanh mát. Ngoài ra, phần đài hoa atiso còn được dùng thay giấm vì nó có vị chua và còn thường dùng để làm mứt hoặc chế biến các loại nước uống giải khát. Qua tìm hiểu thì chúng tôi còn biết rằng ở một số nơi, người ta còn dùng đài hoa để chế biến siro. Phần lá được dùng làm chất thơm kết hợp với đài hoa, phần quả atiso được dùng để chữa bệnh scorbut. Đặc biệt, toàn bộ cây hoa atiso được dùng để chế biến rượu vang. Loại rượu này có màu đỏ, vị chua dịu và hơi chát.
– Lưu ý, phần lá và đài hoa atiso đỏ chín rát nhanh. Do vậy trong quá trình thu hoạch cần phải thu hoạch nhanh chóng trong khoảng 15-20 ngày sau khi nở hoa để nó không bị nhăn nheo và giữ được nguyên màu đỏ xẫm. Phần lá và đài tươi được rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Tùy theo sở thích, các bạn có thể cho thêm một chút đường với nước lọc, loại nước uống này có tính giải khát rất tốt.
– Không chỉ dùng làm nước giải khát mà phần đài hoa, các bạn có thể hãm hoặc nấu nước sôi. Loại nước uống này rất tốt cho tiêu hóa và chữa các bệnh liên quan đến mắt. Chưa hết, nước uống từ đài hoa còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim, thần kinh, xơ cứng động mạch và huyết áp cao hiệu quả.
Ngoài những công dụng của hoa atiso nói riêng và cây atiso nói chung được kể trên thì hiện nay, trong một số nghiên cứu gần đây người ta còn chỉ ra được thêm một số công dụng khác của hoa atiso như:
– Theo kết quả nghiên cứu công bố của Rovesti và Griebel thì atiso có tính kháng khuẩn đường ruột cao, hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch hiệu quả.
– Với các nhà khoa học Malaixia thì họ lại chỉ ra rằng lá đài tươi của cây atiso đỏ khi ép thành nước uống thì trong nước uống đó có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Nó có tác dụng hỗ trợ và ngăn ngừa được ung thư.
– Với người dân Thái Lan, họ dùng lá đài atiso đem phơi khô và sắc uống. Bài thuốc này có tác dụng chữa sỏi thận và lợi tiểu. Phần hạt thì có tác dụng bổ dạ dày, còn phần lá và cành thì có tác dụng chữa ho.
– Ở Myanma thì người ta dùng hạt atiso để chữa suy nhược cơ thể. Còn với người Đài Loan thì hạt atiso được dùng với tác dụng nhuận tràng, bổ và lời tiểu.
– Ở Philippin, phần rễ atiso đỏ được dùng để làm chất bổ và kích thích hệ tiêu hóa.
Với những tác dụng tuyệt vời ấy thì có lẽ rất nhiều người đang tò mò về cách chế biến hoa atiso đỏ. Vậy có những cách chế biến phổ biến nào?
Hướng dẫn cách chế biến hoa atiso đỏ
– Canh atiso đỏ: để chế biến món ăn này thì các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 150gram thịt mọc
- 10 bông hoa atiso đỏ
- Hành lá, rau mùi, hạt nêm và thêm một ít hành khô
Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu trên thì các bạn thực hiện cách làm như sau:
Trộn một nửa thịt nạc vai xay, một nửa giò sống vào với nhau để những viên mọc sau khi làm ra được mềm, không bã và hơn hết là nó có được độ ngọt tự nhiên. Hoặc một cách đơn giản hơn là các bạn có thể mùa giò sống và thay thế luôn cho phần thịt xay. Sau đó, chỉ cần trộn hỗn hợp thịt đó với hành khô băm nhỏ, cùng với một chút hạt nêm để mọc ngấm gia vị và trở nên đậm đà hơn sau khi chế biến.
Tiếp đó, phần hoa atiso đỏ đã chuẩn bị thì bạn mang rửa sạch, tách các cánh hoa để nó được rời khỏi phần nhụy. Tiếp tục đổ nước vừa đủ để nấu canh vào một chiếc nồi sạch và cho lên bếp đun. Cho đến khi nước sôi thì thả viên mọc vào.
Đun cho đến khi mọc chín thì nếm canh sao cho vị vừa ăn rồi cuối cùng là thả các cánh hoa actiso vào cho chín. Với món canh này thì chúng tôi lưu ý, hoa atiso chín rất là nhanh nên chỉ cần đun thêm khoảng 1-2 phút là bạn có thể tắt bếp và lấy món ăn ra thưởng thức như một món bổ.
– Nước atiso đỏ: với loại nước uống này thì các bạn cần chuẩn bị:
- Hoa atiso đỏ: 1kg
- Đường kính: 800gr
- Lọ thủy tinh
Để chế biến nước atiso đỏ thì các bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Hoa atiso mang rửa sạch, tách riêng phần cánh hoa và đài hoa. Cắt nhỏ phần đế rồi dùng đủa để đẩy đài hoa ra ngoài. Phần đài hoa này các bạn mang phơi khô để hãm thành nước uống hoặc sử dụng ngâm rượu.
Bước 2: Rửa lại hoa atiso bằng nước sôi để nguội sau đó để cho chúng được ráo nước.
Bước 3: Lọ thủy tinh đã chuẩn bị đem rửa sạch, lau khô rồi sau đó cho một lớp hoa atiso xuống dưới đáy, thêm một lớp đường lên trên. Tiếp tục thực hiện tương tự cho đến khi đầy lọ thì đóng chặt nắp và để lọ thủy tinh này ở nơi thoáng mát.
Bước 4: Sau một vài ngày ngâm như vậy thì đường sẽ tan và bạn có thể dùng nước atiso này.
Hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc cây hoa atiso
Với những công dụng mà hoa atiso mang lại đối với sức khỏe thì rất nhiều người đã tò mò muốn tìm hiểu về cách trồng cũng như cách chăm sóc cây hoa atiso. Để cụ thể hơn thì các bạn cùng theo dõi về cách trồng và chăm sóc loài hoa này qua chia sẻ dưới đây nhé.
Hướng dẫn cách trồng cây hoa atiso
– Chọn đất và làm đất
Một trong những yêu cầu đầu tiên khi trồng cây hoa atiso chính là chọn đất và làm đất. Theo kinh nghiệm cũng như theo các thông tin tìm hiểu thì được biết, với cây atiso thì các bạn nên chọn loại đất trồng có hàm lượng hữu cơ cao, đất có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Lưu ý, nên chọn loại đất có độ ẩm trong đất phải đạt hơn 85%. Và yêu cầu ngưỡng pH thích hợp đối với đất trồng hoa atiso trong khoảng từ 5.5-6.5.
Lưu ý, đối với những vùng đất cao như Đà lạt thì hàng năm, trước khi trồng các bạn cần phải kiểm tra độ pH của đất và cân bằng lại pH trong trường hợp nếu cần. Ngoài ra, theo kinh nghiệm để trồng được cây hoa actiso cho năng suất cao thì bạn nên luân canh trồng atiso với các cây họ đậu, các loại cây hoa khác và rau chứ không nên trồng thâm canh hoặc trông liên tiếp nhiều vụ liền vì như vậy cây sẽ không đạt dược năng suất tốt nhất. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho sâu bệnh phát triển. Bên cạnh đó, trước khi trồng thì các bạn cần phải dọn sạch cỏ, cày bừa đất để đất được thông thoáng và tiêu diệt các mầm bệnh đang ẩn náu bên trong đất.
Sau khi chuẩn bị đất xong thì tốt nhất, các bạn nên sử dụng phân chuồng ủ mục, vôi bột và phân lân để bón lót cho cây trước 1-2 tuần trước khi mang cây ra trồng để cây trồng có thể đạt năng suất cao nhất.
– Cách trồng atiso
Nói đến cách trồng cây hoa atiso thì hiện nay, loài cây này được gieo trồng theo hai phương pháp cơ bản, đó là: trồng bằng cây non hoặc nhân giống bằng cách gieo hạt. Cụ thể:
Với cách trồng bằng cây non thì phương pháp này khá đơn giản và cũng dễ thực hiện. Đặc biệt là còn có một số loại atiso còn có khả năng tự tách cây con. Với những loại cây này thì các bạn chỉ cần nhẹ nhàng tách nhẹ cây con ra khỏi cây mẹ và ươm các cây giống này một cách nhẹ nhàng vào các luống ươm đã được chuẩn bị sẵn trước đó là được.
Với các trồng bằng phương pháp ươm hạt thì yêu cầu hạt giống cần to, chắc khỏe, không bị lép, không bị nấm mốc…. Lưu ý, hạt giống cần được ươm trong các giá thể đã được trộn các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì chúng tôi thấy rằng thời điểm thích hợp nhất để ươm hạt giống là vào mùa xuân hoặc là khi tiết trời mát mẻ để cây con có đủ điều kiện phát triển tốt.
Đợi sau khi hạt giống phát triển thành cây con (cây có từ 2 lá mầm) thì lúc này, các bạn cũng nhẹ nhàng tách từng cây con cho vào bầu đất để dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc. Chăm sóc cây con trong bầu cho đến khi cây phát triển với chiều cao khoảng 30-50cm thì lúc này bạn mang cây ra trồng ở luống đã được chuẩn bị sẵn trước đó.
Khi trồng cây hoa atiso trên luống thì các bạn lưu ý, trồng mỗi hàng cách nhau từ 1-2m, khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 15-25cm.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây atiso
Cũng giống như nhiều cây trồng khác thì với atiso, sau khi trồng xong thì các bạn cần phải tiến hành chăm sóc thì cây mới có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Khi chăm sóc các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tưới nước
Theo kinh nghiệm chăm sóc hoa atiso thì sua khi trồng xong, các bạn nên phủ một lớp rơm khô mỏng lên bề mặt luống với tác dụng giữ ẩm cho cây. Với cây đang trong giai đoạn vừa mới trồng xuống luống, nếu vào mùa khô thì cần cung cấp đủ nước cho cây. Tốt nhất, nên tưới nước 2 lần/ ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Còn với thời tiết khi vào mùa mưa thì bạn cần giảm lượng nước cung cấp cho cây. Và thay vào đó cần phải lưu ý đến vấn đề thoát nước cho cây để tránh tình trạng bị ngập úng.
– Bón phân
Cây hoa atiso sau khi trồng được khoảng 20 ngày thì lúc này bạn cần tiến hành bón phân. Với atiso thì bạn nên sử dụng hỗ hợp phân hữu cơ, phân chuồng ủ mục, trùn quế để bón thúc cho cây. Từ kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi thấy rằng trung bình 1 vụ atiso các bạn nên bón thúc cho cây bằng hỗn hợp trên từ 5-6 lần và mỗi lần cách nhau từ 15-25 ngày. Trước khi bón phần thì cần phải làm sạch cỏ dại, vun xới đất để cây không bị rơi vào tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trước khi thu hoạch từ 40-50 ngày thì nên ngừng bón phân cho cây để sản phẩm thu hoạch có thể đảm bảo về mặt chất lượng.
– Phòng ngừa sâu bệnh
Đối với mọi cây trồng thì trong quá trình chăm sóc thì việc phòng ngừa sâu bệnh là việc mà tất cả chúng ta đều cần thực hiện. Và với cây hoa atiso cũng vậy. Với loài cây này, chúng tôi thấy rằng có một số bệnh thường gặp như: bệnh đốm lá, bệnh do bọ phấn gây ra…. Để khắc phục những căn bệnh này trên cây atiso thì cần phải làm như thế nào?
Bệnh đốm lá: với căn bệnh này thì bạn sẽ thấy trên cây atiso xuất hiện các vết tròn màu vàng ở cả hai mặt của lá. Nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì đây sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng lá bị khô, cháy và rụng sớm. Không chỉ lá mà phần hoa và thân cây cũng bị lây bệnh dần dẫn đến tình trạng thân cong, hoa khô và cây sẽ bị chết dần. Bệnh đốm lá ở hoa atiso thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khi mà độ ẩm không khí cao. Do vậy, vào những thời điểm này thì các bạn cần đặc biệt theo dõi tình hình của cây để có thể ngăn chặn dịch bệnh sớm nhé.
Để khắc phục, bạn cần phải tiêu hủy các lá tàn dư, cây bị mắc bệnh để tránh tình trạng lây lan. Đặc biệt, cần chú ý đến việc thoát nước cho cây vào mùa mưa và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây để cây có đủ sức kháng lại mầm bệnh.
Bệnh do bọ phấn: có thể bạn chưa biết nhưng bọ phấn thường sinh đôi, chúng sinh trưởng ngay trên bề mặt lá. Khi ăn thì bọ thường chích nhựa độc vào phần lá và thân cây, từ đó cây sẽ bị chảy mủ độc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho lá cây từ xanh chuyển sang vàng và rụng, cây còi cọ, không phát triển được. Đây là nguyên nhân chính khiến cho cây atiso bị cheetts.
Với căn bệnh này, để phòng ngừa thì khi trồng các bạn lưu ý nên thường xuyên vệ sinh khu vực trồng cây, tỉa bớt các cành mọc vượt để cây có độ thông thoáng nhất định. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phun định kì cho cây trung bình 2 tháng/ lần. Ngay sau khi phát hiện cây bị bệnh thì cần phải tiến hành cắt bỏ những phần bị bệnh để không lây nhiễm sang các cây khác.
Trên đây là một số thông tin về cây hoa atiso mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng qua chia sẻ này thì bạn cũng hiểu thêm về atiso, đặc biệt là những công dụng là nó mang lại đối với sức khỏe con người.
>>Xem thêm cúc hoa mi có ý nghĩa gì trong tình yêu